Yếu tố tạo nên chất lượng tổ yến đầu tiên phải kể đến là thức ăn của chim yến. Mồi của chim yến chủ yếu là côn trùng nhỏ có cánh như ong kiến, mối, ruồi, bọ rầy, mọt, chuồn chuồn, bướm đêm,…Đây chính là nguồn cung cấp năng lượng chính cho chim yến.
Chim yến có một đặc tính đặc biệt mà không loài sinh vật nào có. Chúng xây tổ bằng nước bọt được tiết ra từ tuyền bọt nằm dưới lưỡi. Tổ yến chính là loại thức ăn tự nhiên và bổ dưỡng giúp bồi bổ sức khỏe cho con người. Không chỉ có chim yến mới ăn côn trùng. Các loài khác như chim én, dơi,… cũng ăn công trùng nhưng cũng không cho tổ hay vật phẩm có lợi nào như chim yến.
Chất lượng tổ yến tạo nên nhờ Protein và Chitin trong côn trùng
Xác côn trùng sẽ được chuyển hóa thành nguồn dinh dưỡng và năng lượng cho chim yến nhờ vào sự tác động của nhiều loại Enzim tiêu hóa. Bao gồm Glycoprotein – là một chuỗi protein và các Axit Amin, giúp chim yến hoạt động. Chitin được chuyển hóa thành Glucosamine. Đây là hoạt chất có khả năng chữa bệnh xương khớp. Vai trò của Glucosamine đối với chim yến là tạo nên sức bền bỉ, nhờ đó chúng có thể bay 300-500 km trong ngày. Glucosamine không tan trong nước bọt nước bọt của chim yến. Khi ra ngoài môi trường bình thường, Glucosamine sẽ trở thành màng bọc các chất dinh dưỡng và tạo thành sợi yến. Đó là lý do vì sao sợi yến lại dai, ngay cả khi ngâm trong nước ở nhiệt độ cao.
Sự khác biệt về độ dai của sợi yến đều phụ thuộc vào nguồn thức ăn của chim yến. Côn trùng có vỏ bọc cơ thể và cánh nhiều hay ít chitin. Bản thân chim yến tiêu thụ chất Chitin này không hết cũng sẽ thải ra ngoài.
Chim yến ở khu vực huyện Đức Cơ đều săn mồi côn trùng có cánh và vỏ thân được bao bọc bởi lớp Chitin rất dày. Dày hơn côn trùng ở khu vực khác. Do đó, chất lượng tổ yến ở khu vực Đức Cơ có sợi yến dai hơn các khu vực khác. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi hàm lượng các Acid Amin và khoáng vi lượng tương đương nhau.
Chim yến là giống loài sống hoang dã phụ thuộc vào môi trường bên ngoài khá lớn. Chúng thường làm tổ ngoài tự nhiên. Con người chỉ dụ chim yến về nhà rồi khai thác tổ. Việc nuôi nhốt tạo ra môi trường kiểm soát chúng là điều không thể. |
|
Hình 7: Nhà yến huyện Đức Cơ |
Môi trường bên ngoài chim yến sống phụ thuộc nhiều yếu tố thời tiết khí hậu, nguồn thức ăn, nạn săn bẫy chim. Chim yến sẽ bay đi rất xa để kiếm nguồn thực phẩm nuôi mình và làm tổ nuôi áp trứng rồi nuôi chim con. Con người gần như không thể kiểm kiểm soát hết các yếu tố bất biến thuộc về tự nhiên quá nhiều. Tổ yến vì thế không thể hoàn toàn kiểm soát chất lượng bởi yếu tố này.
Đánh giá yếu tố môi trường sống bên ngoài dựa trên khu vực cho ra tổ yến chất lượng tốt nhất. Môi trường nuôi yến ở huyện Đức Cơ hoàn toàn là tự nhiên, xa khu dân cư, ít tác động của con người, nguồn thức ăn dồi dào nên chất lượng tổ yến do đó cũng được nâng cao và ổn định.
Yếu tố môi trường sống bên trong nhà yến có thể nói hoàn toàn kiểm soát được. Rõ ràng, nhà nuôi yến do chính con người xây dựng. Vậy nhà yến cần kiểm soát những yếu tố gì cho ra các tổ yến chất lượng nhất một cách khoa học
- Định kỳ dọn dẹp phân vệ sinh nhà yến sẽ cho được tổ trắng đẹp, sạch sẽ hơn
- Kiểm soát độ ẩm nhà yến, làm sạch côn trùng tránh hiện tượng tổ rơi rớt và ẩm mốc
- Tránh hiện tượng, nồng độ Nitrate qua việc kiểm soát phân yến cao sinh ra yến hiện tượng màu vàng, cam hoặc yến đỏ có chứa độc tố làm giảm chất lượng tổ yến.
Theo như quan sát kinh nghiệm của người nuôi yến cho thấy mùa mưa côn trùng nhiều, điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Chim yến có xu hướng cho ra những tổ to, đẹp hơn, số lượng tổ tăng rất nhiều vào mùa này hơn so với mùa hanh khô.
Hiển nhiên, nhà yến lâu năm nhiều chim sẽ có số lượng chim già lớn tuổi hơn. Những cặp chim bố mẹ lâu năm của các nhà này có kinh nghiệm thường cho ra sợi yến dày hơn, to hơn và ịt bị rơi rớt tổ xuống sàn so với chim non nhà ít tuổi.
Khoa học minh chứng nhiều loài yến khác nhau sẽ cho ra những tổ yến khác nhau. Khác một số loài yến khác trong khu vực, may mắn Việt Nam ta thuộc giống Yến hàng (Tên khoa học : Aerodramus Fuciphagu) sống trong các hang đảo và ở trong nhà.
Loài yến ở Việt Nam nói chung và ở Đức Cơ nói riêng khi là tổ yến sẽ dày hơn rất nhiều được làm từ 95% nước bọt ăn được và 5% lông. Nguyên liệu của yến khi làm tổ chủ yếu là nước bọt của chim và rất ít lông.
So với 1 số loài khác như yến Philippines nguyên liệu làm tổ chim thường là cỏ và lông chiếm đa số hơn nước bọt. Do đó, sợi yến ở loài này mỏng hơn và phải trải qua quá trình làm sạch tốn kỳ công nên khả năng mất vi chất càng nhiều hơn.