Điều kiện quan trọng nhất là xây nhà nuôi yến ở nơi có chim yến sinh sống, kiếm ăn hoặc đường chim bay. Không nên xây nhà yến ở những nơi có quá nhiều nhà máy, kho xưởng bởi vì các hoạt động công nghiệp sẽ làm cạn kiệt nguồn thức ăn của chúng.
Cần xem xét các vấn đề như độ ẩm, không khí, nhiệt độ, hướng gió,…Nhiệt độ thích hợp nuôi yến là từ 20-32 độ C, độ ẩm khoảng 70 – 85%, hướng gió tại những nơi khác nhau như Bắc Trung Bộ thì gió Bắc, Nam Trung Bộ gió Tây Nam, Nam Bộ gió Tây và Tây Nam.
Độ cao của nhà yến không được vượt quá mặt biển 1000m. Trường hợp ngôi nhà cao trên mực nước biển 1000m thì chim yến vẫn sinh sống và làm tổ, tuy nhiên sau khi sinh chim non, chúng sẽ bay đi để tìm những nơi có địa thế thấp hơn. Các chuyên gia khuyến cáo xây dựng nhà yến có độ cao không được dưới 500m, tránh xa các loài thiên địch của chim yến như chim cắt, đại bàng,….
Chim yến là một loại động vật sống theo bầy đàn. Chính vì vậy, bước khảo sát trước về chim Yến là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong những kỹ thuật nuôi Yến lấy tổ, đây một điểm đáng lưu ý ai cũng nên chú trọng nếu muốn thành công với ngành nghề đặc thù này.
Khảo sát về: Thời tiết tự nhiên ( khí, nhiệt, ẩm ), vị trí, độ cứng đất đai, mật độ nhà yến, nguồn thức ăn, chu kỳ giông bão….
Thông thường khi sảo sát về chim Yến cần dựa trên hai yếu tố như sau:
- Khu vực đó có nhiều chim yến hay không?
- Hướng bay của chim yến là từ đâu? Có cùng đường kiếm ăn của yến.
Từ đó, việc xác định vị trí xây nhà làm tổ để nuôi chim sẽ đối diện với đường bay của chúng , để có thể đón chọn đàn chim đi vào nhà.
Được biết yếu tố đất đai là khó thay đổi vậy nên hướng nhà sẽ giải quyết được nhưng cần kỹ thuật có kinh nghiệm cao.
|
Hình 8: Nhà nuôi yến
Chim yến thường làm tổ để sinh sống trong những hang động lớn. Vì thế, dựa theo kỹ thuật nuôi yến trong nhà lấy tổ nên xây nhà có kích thước cao từ 10 – 15m đến 10-20m với mặt bằng, từ 100 m2 trở lên.
Nhà yến có diện tích phổ biến nhất hiện nay: 5x20m, 3 sàn, cao 15m (tính điểm cao nhất chuồng)
Nhà nuôi yến có thể lớn hoặc nhỏ tùy theo điều kiện của người nuôi. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu thì các hang có diện tích lớn thì yến sẽ thích làm tổ hơn và sẽ cho sản lượng nhiều hơn.
Một trong những vấn đề khác quan trọng không kém trong kỹ thuật nuôi yến trong nhà chính là độ cao. Độ cao của nhà yến ít nhất phải trong mức tối thiểu từ 5,5 đến 6m, càng cao càng tốt. Bởi nếu nhà cao sẽ giúp cho việc phân chia tầng và phòng cũng như tiều hòa không khí cũng như nhiệt độ, độ ẩm tốt hơn.
Điều này cũng tùy vào khả năng tài chính của người nuôi kết hợp với điều kiện về địa thế xung quanh nhà: Xung quanh bán kính 3-5 km có nhiều nhà yến hay không? nếu có thì họ xây cao bao nhiêu? Xung quanh không có nhà yến thì có đồng ruộng nhiều hay rừng cây cối cao nhiều?
Trả lời cho những câu hỏi trên:
Xung quanh không có nhà và đồng ruộng nhiều thì có thể xây nhà yến thấp 1 sàn hoặc 2 sàn với chiều cao 7-10m
Xung quanh có nhiều nhà yến khá cao : nên xây tối thiểu bằng họ để có lợi thế cạnh tranh ngay từ ban đầu
Xung quanh không có nhà yến nhưng cây cối cao nhiều không có đồng ruộng: vẫn có thể xây nhà thấp vì chim yến bay rất xa để kiếm ăn.
Mỗi căn phòng nuôi yến thường sẽ có kích thước là 4x4m, 5x5m và cao 2-3m. Riêng sàn 1 hay sàn trệt thường 3-4m
Vị trí của các lỗ để chim bay ra bay vào lại rất quan trọng trong việc thu hút chim và là điều kiện quyết định trong sự phát triển số lượng của chim trong nhà. Kích thước thông thường của lỗ ra sẽ là 30×30 cm, 40×60cm, 60×60cm… tùy theo số lượng bầy đàn trong tương lai, hoặc trong từng giai đoạn để chúng ta thiết kế sao cho phù hợp,…
Bố trí thêm các hệ thống loa ở các phòng và lỗ miệng hang cần kỹ thuật rất cao. Am hiểu về âm thanh dẫn dụ.
Những mô hình nuôi yến trong nhà phổ biến nhất hiện nay mang lại sản lượng cao cho bà con nuôi. sẽ có hai loại phổ biến có thể kể đến như:
- Mô hình nhà yến kiên cố
- Mô hình nhà yến kết hợp với nhà ở
- Mô hình núi chim yến nhân tạo - Nhà yến kết hợp nhà ở sân vườn - Nhà nuôi chim yến kết hợp ấp nở nhân tạo - Mô hình trang trại nuôi chim yến - Nhà nuôi yến tiền chế |
|
|
|
Hình 9: Nhà yến huyện Đức Cơ |
|
7.1. Nhà nuôi yến bằng bê tông cốt thép
Nhà yến là bằng bê tông cốt thép được sử dụng một số vật liệu sau: Móng, trụ, dầm, sàn là bê tông cốt thép chịu lực chính cho ngôi nhà. Tường bao che quanh là tường gạch dày 25 cm có chèn xốp cách nhiệt dày 3 cm ở giữa, sàn áp mái là bê tông cốt thép, mái lợp ngói.
- Ưu điểm: Tuổi thọ công trình cao, chịu tác động của ngoại lực tốt, cách nhiệt tốt, cách âm tốt, chống cháy tốt, giữ ẩm và giữ mùi tốt.
- Nhược điểm: Giá thành công trình vật liệu xây nhà nuôi yến cao, xây dựng trên những vùng đất yếu gây tốn kém về phần móng do tải trọng bản thân lớn, khối lượng vận chuyển vật liệu nhiều, thi công chậm
7.2. Nhà nuôi yến làm bằng vật liệu nhẹ
Vật liệu xây dựng nhà nuôi yến dùng vật liệu nhẹ được sử dụng một số vật liệu xây dựng chính như sau: Móng là bê tông cốt thép, trụ, dầm là thép hình chịu lực, sàn trải tấm prima hoặc tấm cemboard dày từ 1,8 cm trở lên láng vữa xi măng mặt trên. Tường bao che chính bao gồm hệ khung thép hình mặt ngoài bọc tôn, ở giữa chèn xốp dày 10 cm, mặt trong bọc tấm prima dày 5 mm, mái lợp tôn bên dưới có hệ thống trần bằng tấm prima dày 5 mm và xốp cách nhiệt dày 10 cm.
- Ưu điểm: Giá thành công trình tương đương công trình xây dựng vật liệu thô, thích hợp xây dựng trên những vùng đất yếu, thi công nhanh, khối lượng vận chuyển vật liệu ít hơn.
- Nhược điểm: tuổi thọ công trình không cao bằng mô hình xây dựng nhà yến bằng vật liệu thô, chịu tác động của ngoại lực, chống cháy kém hơn, giữ ẩm và giữ mùi kém.
7.3. Nhà nuôi yến kết hợp bê tông cốt thép và lắp ghép
Nhà chim yến với tầng một được làm bằng vật liệu bê tông cốt thép, còn tầng trên bao gồm hệ khung thép hình, mặt ngoài bọc tôn, ở giữa chèn lớp xốp dày 10 cm, mặt trong bọc tấm prima dày 5 mm, mái lợp tôn bên dưới có hệ thống trần bằng tấm prima dày 5 mm và xốp cách nhiệt dày 10 cm.
Ưu nhược điểm: Giá thành công trình tương đương công trình xây dựng vật liệu thô, rất thích hợp xây nhà trên các vùng với nền đất yếu.
7.4. Nhà nuôi chim yến 3D
Mô hình xây dựng vật liệu xây nhà yến 3D núi nhân tạo thường hay được thực hiện tại các khu du lịch, nhưng mức độ phổ biến chưa nhiều. Hiện nay, có một số ít nhà nuôi yến ở miền Nam sử dụng mô hình này để thiết kế và xây dựng núi nhân tạo dành nuôi yến. Các nguyên tắc thiết kế và thi công của mô hình này là xây dựng bộ khung trụ, dầm, sàn rồi phủ lớp vỏ lưới thép, sau đó phun hỗn hợp vữa xi măng và chất phụ gia bao bọc bên ngoài. Để cách nhiệt và đảm bảo độ ẩm tốt, dùng hai lớp vỏ bao ngoài.
- Ưu điểm: Giá thành công trình tương đương công trình xây dựng vật liệu thô, thích hợp xây dựng trên những vùng đất yếu, thi công nhanh, khối lượng vận chuyển vật liệu ít hơn.
- Nhược điểm: Tuổi thọ công trình không cao bằng mô hình xây dựng nhà yến bằng vật liệu thô, chịu tác động của ngoại lực, chống cháy kém hơn, giữ ẩm và giữ mùi kém, ít thích hợp cho môi trường gần nơi có tác nhân gây ăn mòn vật liệu.
8.1. Âm thanh
Âm thanh dụ chim yến hiện nay có rất nhiều loại tiếng, nhưng nói chung gồm có 3 loại: Loại tiếng ngoài dùng để hấp dẫn chim yến quy tụ lại; Loại tiếng hút để thu hút chim chui vào nhà và loại tiếng trong để dụ chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ở.
Tiếng ngoài và tiếng hút được mở từ 5h sáng – 8h tối. Tiếng trong được mở từ 5h sáng – 12h đêm. Không nên mở tiếng qua đêm.
Âm thanh chuẩn và phù hợp giúp nhà yến rút ngắn được rất rất nhiều thời gian dụ yến. Tất nhiên để có âm thanh tiêu chuẩn dành cho chim yến cần hệ thống loa nhà yến, amply nhà yến chuyên dụng phù hợp về công năng lẫn thiết kế.
8.2. Mùi
Dùng các dung dịch tạo mùi để chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ở. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch tạo mùi như: Bột rải sàn KW3, PW-Cair, PW Concentrate, Love Potion.v.v…. và phân chim yến thật. Tùy theo công trình và điều kiện mà chọn lựa cho phù hợp.
Đối với những nhà yến chỉ vừa mới xây dựng, người nuôi tuyệt đối không được bỏ qua bước khử mùi xi măng và mùi sạch hay mùi nước sơn trong quá trình xây dựng. Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình thu hút chim yến đến sinh sống trong nhà yến.
Sau khi đã khử được hết mùi xây dựng thì bước tạo mùi cho nhà yến cũng quan trọng không kém. Mùi tạo sinh cảnh trong nhà yến nhằm lôi cuốn và thu hút chim yến đến và chấp nhận ở lại.
Những mùi này được các nhà kỹ thuật nghiên cứu dựa trên hỗn hợp mùi có từ phân chim yến phân hủy, đây là mùi khá đặc trưng mà các thế hệ yến từ nhỏ đến lớn đều quen thuộc. Ngoài ra sử dụng dung dịch nhà yến dể dẫn dụ, tạo mùi, khử mùi… là một phương pháp hiệu quả nhất hiện nay. Các sản phẩm dung dịch nuôi yến được nghiên cứu khoa học cực kỳ phù hợp với môi trường sống của chim yến.