1. Lịch sử nuôi Yến sào ở Đức Cơ

Huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai từng được biết đến là thủ phủ cây cao su và hồ tiêu với diện tích, sản lượng lớn ở Tây Nguyên. Một thời, cao su được ví như vàng trắng và hồ tiêu là vàng đen vì mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh và thị trường giá thành cao su giảm, cây hồ tiêu bị bệnh chết hàng loạt, khoảng 6-7 năm gần đây một số hộ dân đã chuyển sang nuôi chim yến với hy vọng vực dậy kinh tế và tìm hướng đi mới.

Chim yến ở Đức Cơ là loài Aerodramus fuciphagus (gọi là yến nhà), sinh sống trong nhà phân bố từ Thanh Hóa đến Cà Mau, các tỉnh Tây Nguyên từ Bình Phước đến Đắc Lắc. Chim yến ở Đức Cơ phần lớn có nguồn gốc từ Campuchia di chuyển đàn theo nguồn thức ăn. Do tập tính di chuyển sau mỗi chu kỳ sinh sản nên chim yến di chuyển từ vùng này sang vùng khác tìm kiếm thức ăn.

Nghề nuôi yến là nghề mới ở huyện Đức Cơ, tuy nhiên đã được chú trọng đầu tư, tập trung vào cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà yến đúng kỹ thuật, tận dụng vị trí thuận lợi và đúng quy định của Nhà nước. Hiện nay trên địa bàn huyện Đức Cơ có khoảng 240 nhà yến, một số nhà yến mới xây dựng đang trong quá trình dẫn dụ đàn, một số nhà yến đã có đàn yến cho sản lượng ổn định, bước đầu đã có thu nhập từ yến.

  1. Danh tiếng của Yến sào Đức Cơ

Yến sào là một trong những sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, không chịu sự tác động hay chi phối bởi con người. Do đó Yến sào Đức Cơ cũng như các sản phẩm yến sào khác đều có chất lượng và nguồn dinh dưỡng cao. Với nguồn chim yến dồi dào và kỹ thuật nuôi đúng phương pháp, nguồn tổ yến ở Đức Cơ ngày càng lớn và cho năng suất, sản lượng cao..

Để đảm bảo việc nuôi chim yến theo đúng quy định, không làm ảnh hưởng đến môi trường, UBND huyện Đức Cơ đã có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý hoạt động dẫn dụ, nuôi chim yến trên địa bàn. Theo đó, các xã, thị trấn tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động nuôi chim yến; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xây dựng mới, cơi nới nhà ở thành nhà gây nuôi, dẫn dụ chim yến trong khu dân cư. Cùng với đó, vận động các hộ nuôi chim yến áp dụng  biện pháp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh nhằm ngăn ngừa dịch bệnh trên đàn chim yến. Một trong những yêu cầu quan trọng là quản lý chất lượng an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm yến sào, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm yến sào của địa phương và nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Đức Cơ.

- Gia đình anh Phan Ngọc Sơn (thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) bén duyên với nghề nuôi chim yến từ năm 2018. Hơn 5 năm qua, nghề này đã mang lại cho gia đình anh nguồn thu nhập cao, ổn định. “Rẫy của tôi ở khu vực ít dân cư tại xã Ia Kriêng. Năm 2018, qua các phương tiện thông tin đại chúng, biết nhiều hộ dân vươn lên làm giàu từ nuôi chim yến, tôi quyết định mạo hiểm thử xem sao. Ngôi nhà yến đầu tiên có diện tích chừng 70 m2 được xây dựng vào cuối năm 2018. Đến năm 2019, tôi xây thêm 2 nhà nữa. Hiện tại, mỗi tháng, gia đình tôi thu nhập hơn 20 triệu đồng từ bán tổ yến. Dù đang phải trả tiền bỏ ra trước đó để xây thêm nhà nuôi yến mới nhưng khoản thu như thế là quá cao với nông dân chuyên sản xuất nông nghiệp như tôi” anh Sơn chia sẻ.

- Thời gian qua, khi thị trường Hồ Tiêu, Cà Phê có nhiều biến động, cùng với những thay đổi thất thường của thời tiết, dịch bệnh làm giảm năng xuất, giá trị của những nông sản này khiến các chủ vườn bị thiệt hại nặng. Trước thực trạng trên, không ít hộ gia đình đã chuyển đổi từ trồng hồ tiêu, cà phê sang mô hình đầu tư nhà nuôi yến và bước đầu đã có nguồn thu ổn định. Một số chủ nhà yến đã quyết định cơi nới, đầu tư xây dựng thêm nhà nuôi yến mới, có những người đang sở hữu 5 đến 7 căn nhà yến với diện tích 300-400m2 mỗi căn. Xây nhà nuôi yến ở Gia Lai không chỉ mang lại cơ hội đầu tư hiệu quả mà còn góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thiên nhiên. Vùng yến tiềm năng tại Gia Lai có điều kiện sống lý tưởng cho chim yến, từ thức ăn đa dạng đến môi trường an toàn. Điều này giúp chim yến phát triển khỏe mạnh và tổ yến chất lượng cao. Trong kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển chăn nuôi giai đoạn 2025 -2030 tại một số huyện như Ayun Pa, Đức Cơ, Chư Sê,... đã xác định nuôi yến là nghề mới và triển khai nhiều hoạt động tiếp sức cho người nuôi và các chủ đầu tư mới. Định hướng quy hoạch và đưa tổ yến thành sản phẩm tiêu biểu của địa phương. Các địa phương cũng thành lập các hội, nhóm về nuôi yến nhằm hỗ trợ nhau trong quá trình chăm sóc, dẫn dụ chim yến. (https://xaydungnhayen.com/nuoi-yen-tai-gia-lai--vung-yen-tiem-nang-va-cach-chon-don-vi-ky-thuat-nha-yen-157-26.html)

- Sở hữu những điều kiện thuận lợi, trong kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2025-2030, huyện Đức Cơ xác định nuôi yến là nghề mới và triển khai nhiều hoạt động tiếp sức cho người nuôi. Ông Nguyễn Quốc Tư - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện – chia sẻ: “Số lượng đàn yến và chất lượng yến sào ở Đức Cơ không thua kém các địa phương khác. Đây là một lợi thế để phát triển nghề này nhằm giúp nông dân phát triển kinh tế gia đình. Theo thống kê, trên địa bàn hiện có hơn 220 nhà nuôi yến. Thời gian tới, huyện sẽ tổ chức nuôi theo quy hoạch, đầu tư xây dựng nhãn hiệu và thương hiệu để quảng bá sản phẩm cho người dân. Đặc biệt, trong năm 2022, huyện đã có 2 sản phẩm từ yến sào được cấp chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh”

- Thực tế cho thấy, ở những khu vực đông dân cư, nuôi yến hiệu quả hơn khu vực xa dân cư vì yến về ở đông hơn. Nguyên nhân là do trong khu dân cư đông ít thiên địch gây hại cho chim yến. Ngoài ra, ở khu vực thành thị, nhiều gia đình cũng muốn tận dụng tầng 2, 3 để nuôi chim yến, kiếm thêm thu nhập. Đối với mối nguy ô nhiễm tiếng ồn do loa dẫn dụ, chúng tôi nghĩ có thể khắc phục được. Như nhà tôi ở trung tâm thị trấn Chư Ty, nuôi yến từ năm 2018 nhưng yến không kêu ồn ào, không bốc mùi hôi thối và khi tắt loa ngoài dẫn dụ chim vẫn tự về. Chúng tôi đang vận động hội viên vặn nhỏ tiếng loa ngoài gọi yến, chỉ dùng loa trong và tiến tới tắt loa ngoài luôn. Hiện Trung Quốc đã cho nhập khẩu chính ngạch yến sào của Việt Nam. Đây là cơ hội lớn vì chúng ta chỉ mới đáp ứng được khoảng 15% nhu cầu thị trường. (Doanh nghiệp Yến sào Thủy Bình – Thị trấn Chư Ty).

- Là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, môi trường sống thuận lợi, Gia Lai từ lâu trở thành vùng đất tiềm năng của các nhà đầu tư, người làm nghề nuôi yến lấy tổ. Bên cạnh đó, tỉnh còn có sự phong phú, đa dạng về côn trùng và thực vật giúp tạo nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, đa dạng để chim yến phát triển khỏe mạnh, sản xuất tổ yến đạt chuẩn. Ngoài ra, một lợi thế khác của Gia Lai là ít nguy cơ mất an ninh và bất ổn, đảm bảo môi trường an toàn cho việc nuôi chim yến. Điều này đặc biệt quan trọng giúp hoạt động nuôi chim yến diễn ra ổn định, bền vững. (https://langngheviet.com.vn/yen-sao-gia-lai-san-pham-dang-phat-trien-28250.html)

- Nguồn yến sào được cung cấp từ các địa phương tỉnh Gia Lai đặc biệt là các huyện Đức Cơ, Chư Sê, Ayunpa có chất lượng không thua kém yến sào của các khu vực nổi tiếng trong cả nước, người tiêu dùng qua sử dụng có sự so sánh và tin dùng lựa chọn sản phẩm do có chất lượng tương đồng nhưng giá thành lại thấp hơn sơ với các sản phẩm yến sào danh tiếng khác (Chủ chuỗi cửa hàng Yến sào cao nguyên – Lê Hùng Huy, Hai Bà Trưng Hà Nội)

- Không chỉ nhận đánh giá tích cực về sự tinh khiết, thơm ngon từ các ban ngành địa phương, thương hiệu Yến sào Gia Lai còn được khách hàng tin dùng, chọn lựa nhờ không sử dụng chất tẩy rửa, chất phụ gia trong quá trình chế biến. Đồng thời, đơn vị cũng sử dụng nguồn nước sạch đã qua kiểm nghiệm dùng trong sản xuất giúp sản phẩm sau khi chế biến có thể giữ trọn thành phần dinh dưỡng cùng màu sắc nguyên bản. (https://langngheviet.com.vn/yen-sao-gia-lai-san-pham-dang-phat-trien-28250.html).

- ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ-thông tin: “Những năm gần đây, việc bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm ngày càng được quan tâm. Chúng tôi đã tư vấn cho hơn 600 tổ chức, cá nhân về đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Trong số này có rất nhiều nhãn hiệu yến sào như: Yến sào Hồ Gia Hưng, Yến sào Lan Toàn, Yến sào Xuân Cao Nguyên… Sở cũng hướng dẫn xây dựng logo, bao bì, thực hiện truy xuất nguồn gốc, đăng ký mã số, mã vạch cho sản phẩm yến sào. Ngoài ra, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng của Sở cũng tiếp nhận và phân tích các tiêu chí liên quan đến chất lượng sản phẩm yến sào để công bố tiêu chuẩn chất lượng, tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Sở sẽ tiếp tục hỗ trợ người nuôi yến trong những năm tới đây”.

* Phản ánh của người tiêu dùng đối với sản phẩm Yến sào Đức Cơ:

Chị Lê Thị Thu Hằng (CEO chuỗi chăm sóc sắc đẹp Hằng Korea, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Tôi từng dùng nhiều loại Yến sào, có thể so sánh Yến sào Đức Cơ với các loại Yến sào nổi tiếng khác trong cả nước và cả Yến sào Đài Loan, Yến sào Mailaysia... chất lượng không thua kém nhưng giá thành phải chăng”.

Bác Nguyễn Huy Toàn (Chủ cửa hàng Toàn Quý - quận Hai Bà Trưng) cho biết: “Tôi rất quan tâm đến sức khỏe của cá nhân và người thân trong gia đình, việc sử dụng sản phẩm yến sào để nâng cao sức khỏe rất hiệu quả và an toàn bổ dưỡng. Những năm gần đây qua giới thiệu của những người bạn tôi đã dùng và tin tưởng sản phẩm yến sào Thủy Bình của huyện Đức Cơ tỉnh Gia Lai”. Tôi đã trở thành khách hàng quen thuộc của sản phẩm yến sào này”.

Chị Lê Thu Trang (Cán bộ ngân hàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Những dịp lễ tết hay đơn giản là những lần về thăm bố mẹ chị đều mua các sản phẩm yến sào đề biếu bố mẹ dùng bồi bổ sức khỏe. Cá nhận chị và gia đình biết đến danh tiếng của sản phẩm yến sào xuất phát từ huyện Đức Cơ, đã tin dùng và chưa bao giờ phải thất vọng về chất lượng”.