Mới đây, lô tổ yến sào Việt Nam đầu tiên được vận chuyển chính ngạch bằng đường hàng không sang Trung Quốc. Sự kiện này thêm một lần nữa khẳng định cơ hội phát triển bền vững của ngành yến Việt Nam, đặc biệt là sau khi nghị định thư về xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc được ký kết.
Ngày 5/1/2024, lô tổ yến sào chất lượng cao đầu tiên của The Hải Yến xuất khẩu sang Trung Quốc được thông quan. Lô hàng đạt các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của các cơ quan chức năng và được bàn giao cho đối tác là Công ty TNHH Thương mại Changhe (Thâm Quyến) theo đúng số lượng thỏa thuận trong hợp đồng trước đó. 100% sản phẩm tổ yến sào chất lượng cao của The Hải Yến đạt yêu cầu kiểm định chất lượng từ các cơ quan chức năng và đối tác thu mua.
Đây là lô tổ yến sào Việt Nam đầu tiên được vận chuyển chính ngạch bằng đường hàng không sang Trung Quốc kể từ khi các doanh nghiệp Việt được cấp mã xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến yến sào vào tháng 10/2023.
Đại diện doanh nghiệp Hải Yến Nha Trang cho biết, ngày 30/12/2023 vừa qua, công ty Hải Yến Nha Trang đã tiến hành các thủ tục xuất khẩu, vận chuyển lô hàng tổ Yến sào chất lượng cao đầu tiên sang Trung Quốc bằng đường hàng không, có lộ trình từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) đến sân bay quốc tế Bảo An (Thâm Quyến).
Đây là một trong những cột mốc đặc biệt của ngành yến sào Việt, khi tổ yến sào Việt Nam đã có mặt tại Trung Quốc và sẵn sàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường tỷ dân trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024.
- Thị trường Yến sào Việt Nam
Yến sào dần trở thành một nguồn thực phẩm được đông đảo người tiêu dùng Việt Nam hướng tới. Do đó, thị trường yến sào Việt Nam cùng ngày càng mở rộng và phát triển lớn mạnh. Tuy nhiên, có một sự thật không thể phủ nhận là tình trạng yến giả, yến kém chất lượng đang được trộn lẫn với yến chất lượng cao tại Việt Nam chúng ta.
Tổ yến là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao – điều này không thể phủ nhận. Nếu bạn hay mua tổ yến có thể thấy mặt bằng chung, mỗi cân yến có giá từ hàng chục đến cả trăm triệu. Nghề nuôi chim yến hiện đang là một trong những ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao tại Việt Nam. Nhưng cũng có rất nhiều vấn đề xoay quanh thị trường này.
-
- Yến thật yến giả lẫn lộn tại thị trường Việt Nam
Mặc dù yến sào là sản phẩm cao cấp nhưng không chỉ bán ở các cửa hàng, yến cũng đang được bán nhiều tại các chợ truyền thống tại Việt Nam. Việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo chất lượng yến sào.
Theo đó, yến sào cũng có nhiều giá khác nhau, có nơi bán 1-2 triệu đồng/100gr yến, nhưng cũng có nơi bán 2,5-3,5 triệu đồng/100gr. Mà người mua thì thật khó có thể phân biệt được sự khác biệt của hai loại yến này.
Tại thị trường yến sào Việt Nam, các sản phẩm của yến cũng được phân ra nhiều loại, với những giá thành khác nhau: Yến gồm có yến thô nguyên tổ vẫn còn lông và loại yến tinh chế đã được làm sạch lông cùng tạo hình. Yến vụn (sản phẩm bình dân) là những sợi gãy vụn của sợi yến dài rơi ra trong quá trình thu hoạch hay sơ chế.
Theo các chuyên gia, nếu bạn mua đúng là yến sào Việt Nam với các thông tin về nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không pha trộn thêm chất gì thì đều là hàng chuẩn và yên tâm sử dụng dù là yến tinh chế hay vụn yến.
Nhưng ở chiều ngược lại, nếu bạn gặp mua phải yến trôi nổi, kém chất lượng, ngâm nước, đường, rau câu thì dù là yến nguyên tổ hay yến vụn đều có thể khiến bạn “tiền mất tật mang”.
-
- Phân tích tiềm năng của thị trường yến sào Việt Nam
Có thể khẳng định nghề yến sào tại Việt Nam là ngành cho giá trị kinh tế cao. Trong năm 2023, ước tính sản lượng yến sào Việt Nam đạt từ 180-200 tấn, trong đó mức giá yến thô trung bình từ 20 triệu đồng/kg trở lên. Theo đó, doanh thu thị trường yến sào có thể đạt con số khoảng 4.000 tỷ đồng.
Nếu được phát triển tốt, ngành yến sào có thể đem lại giá trị kinh tế lên đến hàng nghìn tỷ mỗi năm. Dự báo đến năm 2030, sản lượng yến Việt Nam có thể đạt 350 - 400 tấn/năm, với giá trị khoảng trên 1 tỷ USD.
Bên cạnh thị trường nội địa, yến sào Việt Nam còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn khác như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Canada, Mỹ qua việc xách tay hoặc xuất khẩu qua đường tiểu ngạch. Nhìn chung, các khu vực trên đều là nơi tập trung đông cộng đồng người Hoa – người có xu hướng ăn yến để bồi bổ. Mà yến sào Việt Nam lại được coi là yến có chất lượng bậc nhất thế giới nên người tiêu dùng quốc tế rất coi trọng.
Cũng không thể phủ nhận lượng tiêu thụ nội địa của thị trường yến sào Việt Nam đang dần tăng mạnh do đời sống con người ngày càng cao, người ta chú ý đến sức khỏe bản thân và gia đình nhiều hơn.
Tóm lại, thị trường yến sào Việt Nam chính thống đang được quan tâm và phát triển lớn hơn nữa. Theo đó, nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21-1-2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi quy định, tổ yến sau sơ chế phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật: màu sắc của yến sào phải là trắng, trắng ngà, cam, hồng hoặc đỏ.
Tổ yến phải có mùi vị đặc trưng, không có mùi lạ và không phát hiện tạp chất khi kiểm tra bằng kính hiển vi phóng đại 5-10 lần. Ngoài ra, các chỉ tiêu về nồng độ kim loại nặng, protein, salmonellosis… đã được quy định rất cụ thể, tùy từng chỉ tiêu. Đặc biệt, tổ yến không được phép chứa chất tẩy trắng.
Những quy định trên góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ tình trạng làm yến giả, yến kém chất lượng.
Thị trường yến sào Việt Nam hiện nay có rất nhiều nơi bán yến kém chất lượng, yến tẩm đường, ngâm nước, ngâm rau câu… để khiến mẫu mã trông đẹp hơn, bán được giá hơn, nhưng khi mua về chế biến lại khiến người tiêu dùng vô cùng thất vọng.
Là một người mua hàng thông thái, đặc biệt là với thực phẩm đưa vào cơ thể như yến sào, bạn nên hết sức tỉnh táo và cẩn thận trước những sản phẩm yến không rõ nguồn gốc, không được kiểm chứng.
-
- Thị trường Yến sào Việt Nam ở Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường lớn và đây cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm tổ yến lớn nhất thế giới, với nhu cầu hơn 300 tấn/năm, chiếm khoảng 80% thị phần toàn cầu. Các số liệu chuyên ngành tổ yến tại Trung Quốc cho biết, nhập khẩu tổ yến chính ngạch vào Trung Quốc năm 2020 là 220 tấn, năm 2021 khoảng hơn 300 tấn và năm 2022 là 452 tấn. Từ thực tế đó cho thấy, Trung Quốc là thị trường vô cùng tiềm năng cho tổ yến Việt Nam, xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc sẽ tạo cơ hội cho ngành nuôi yến phát triển theo chiều sâu.
Ngành yến Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển và tiềm năng mang lại giá trị kinh tế rất cao, đặc biệt là sau khi Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc được ký kết. Việc Trung Quốc chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm tổ yến từ Việt Nam sẽ tạo cơ hội lớn cho ngành chăn nuôi chim yến và sản xuất, chế biến tổ yến của Việt Nam.
“Ngày 5/1/2024, lô tổ yến sào chất lượng cao đầu tiên của The Hải Yến xuất khẩu sang Trung Quốc được thông quan. Lô hàng đạt các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của các cơ quan chức năng và được bàn giao cho đối tác là Công ty TNHH Thương mại Changhe (Thâm Quyến) theo đúng số lượng thỏa thuận trong hợp đồng trước đó. 100% sản phẩm tổ yến sào chất lượng cao của The Hải Yến đạt yêu cầu kiểm định chất lượng từ các cơ quan chức năng và đối tác thu mua.
Đây là lô tổ yến sào Việt Nam đầu tiên được vận chuyển chính ngạch bằng đường hàng không sang Trung Quốc kể từ khi các doanh nghiệp Việt được cấp mã xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến yến sào vào tháng 10/2023.
|
|
|
Đại diện doanh nghiệp Hải Yến Nha Trang cho biết, ngày 30/12/2023 vừa qua, công ty Hải Yến Nha Trang đã tiến hành các thủ tục xuất khẩu, vận chuyển lô hàng tổ Yến sào chất lượng cao đầu tiên sang Trung Quốc bằng đường hàng không, có lộ trình từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) đến sân bay quốc tế Bảo An (Thâm Quyến).
Đây là một trong những cột mốc đặc biệt của ngành yến sào Việt, khi tổ yến sào Việt Nam đã có mặt tại Trung Quốc và sẵn sàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường tỷ dân trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024.” (https://nhandan.vn/co-hoi-de-phat-trien-thi-truong-nganh-yen-sao-viet-post791145.html)
Trước nay, yến sào Việt Nam chỉ xuất qua đường tiểu ngạch, hoặc du lịch với sản lượng không lớn. Việc được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường 1,4 tỷ dân, kỳ vọng tạo cơ hội lớn cho ngành chăn nuôi chim yến và sản xuất, chế biến tổ yến của nước ta trong thời gian tới.
Những sản phẩm tổ yến tinh chế đầu tiên của Việt Nam đã chính thức có mặt tại thị trường Trung Quốc. Đến nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp mã số cho phép xuất khẩu hai nhóm sản phẩm là tổ yến tinh chế và yến hũ chưng sẵn của nước ta.
Các đối tác Trung Quốc đã dành gần 1 năm khảo sát về ngành yến Việt Nam, tìm kiếm các doanh nghiệp có nguyên liệu, nhà máy và công nghệ phù hợp tạo ra các sản phẩm yến có hàm lượng dinh dưỡng và kiểm dịch đạt chuẩn.
Ông Dương Tài Hữu - Đại diện Tập đoàn Dược phẩm Nhân Hòa, Trung Quốc cho biết: "Nhu cầu yến tại Trung Quốc rất lớn. Chúng tôi đang lên kế hoạch tiến tới việc nhập khẩu các sản phẩm yến nước từ Việt Nam. Chỉ cần có sản phẩm phù hợp và đúng tiêu chuẩn đặt ra là chúng tôi sẵn sàng hợp tác".
Hiện sản lượng tổ yến của Việt Nam khoảng 150 tấn, giá trị trên 600 triệu USD. Trong khi Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, có nhu cầu lên đến 300 tấn/năm, chiếm đến 80% thị phần toàn cầu. Gia tăng chế biến, đa dạng hoá sản phẩm sẽ là định hướng thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường tỷ dân.
Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: "Một ngành hàng có thể chế biến ra hàng trăm sản phẩm. Yến có yến tổ, yến nước. Yến có thể ninh với hạt sen, đông trùng hạ thảo để đa dạng hoá sản phẩm. Đa dạng hoá sản phẩm phục vụ các cấp độ thị trường và đa dạng đối tượng". (https://vtv.vn/kinh-te/san-luong-yen-viet-nam-co-the-dat-350-400-tan-nam-20231121144049894.htm)
-
- Giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập trong phát triển bền vững ngành Yến sào
* Xây dựng mã định danh từng nhà nuôi yến
Nhìn thấy cơ hội phát triển và dấu hiệu tự phát trong sản xuất khiến hiệu quả kinh tế chưa cao, Bộ NN&PTNT vừa có Công văn số 9301/BNN-CN do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ký gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất đề tài độc lập cấp quốc gia: Nghiên cứu thực trạng và xây dựng giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến phục vụ xuất khẩu.
Đề tài nhằm đánh giá hiện trạng nghề nuôi yến nhà và hiệu quả đầu tư khai thác tổ yến ở Việt Nam; xác định được một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của chim yến nhà tại Việt Nam. Chất lượng tổ yến của Việt Nam; đưa ra các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với nhà nuôi yến, môi trường thuận lợi cho yến sinh sống, dinh dưỡng thức ăn cho yến.
Đặc biệt, tập trung xây dựng được mã định danh cho chủ nhà yến, nhà yến, quản lý nhà yến bằng công nghệ thông tin, liên kết theo chuỗi sản phẩm, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
Kết quả đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học rất quan trọng về chim yến, tổ yến, nghề nuôi yến và đặc biệt là xây dựng được các giải pháp đồng bộ để phát triển bền vững nguồn lợi yến sào tại Việt Nam, phục vụ xuất khẩu tăng giá trị sản phẩm.
Các nhà quản lý tài nguyên yến sào sẽ có cơ sở khoa học đầy đủ hơn trong việc hoạch định các chính sách về quy hoạch và quản lý nghề nuôi chim yến; các tổ chức, cá nhân sẽ có thêm những dữ liệu khoa học cần thiết để đầu tư xây dựng nhà nuôi yến cũng như khai thác và tiêu thụ tổ yến đạt hiệu quả kinh tế cao.
* Giải pháp khắc phục
Phải chứng minh được nguồn gốc sản phẩm rõ rệt, từ khi tổ hình thành trên đà tổ, đến khi bắt đầu thu hoạch nhằm củng cố niềm tin của khách hàng vào nguồn sản phẩm.
Phải có quy trình khép kín từ thu hoạch, sản xuất và phân phối để đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng thời giống như hàng rào bảo vệ ngăn chặn đường xâm nhập của các sản phẩm nhái, kém chất lượng, nhằm thanh lọc 1 thị trường yến sào cao cấp đạt chuẩn.
- Thị trường Yến sào Đức Cơ
- Thị trường tiêu thụ trong nước
Để phát triển nghề nuôi chim yến mang lại hiệu quả kinh tế, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường, ngành nông nghiệp huyện Đức Cơ đã hướng dẫn bà con phát triển sản xuất theo chuỗi sản phẩm, gắn kết từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, trong đó các doanh nghiệp chế biến, phát triển thị trường, bao tiêu sản phẩm giữ vai trò quan trọng.
Theo thống kê sơ bộ, toàn huyện có khoảng hơn 240 nhà nuôi yến với sản lượng hàng năm đạt hơn 2.000 kg tổ yến, với giá bán giá bán 18-20 triệu đồng/kg yến thô và 28-30 triệu đồng/kg yến tinh, đã mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định cho nhiều hộ dân.
Hiện nay tùy theo quy mô cơ sở sản xuất, hộ gia đình nuôi yến tự tiêu hoặc cung cấp cho các cơ sở thu mua số lượng lớn yến thô, yến tinh trên thị trường. Tuy nhiên theo phản ánh của người nuôi yến, hiện nay sản phẩm yến không đủ nhu cầu thu mua và tiêu dùng trên thị trường. Một số hộ bán trực tiếp cho khách hàng, một số hộ chỉ bán cho người thân hoặc sản phẩm chỉ đủ cung cấp xách tay sang nước ngoài…
Qua thị trường và thị phần khách hàng các kênh tiêu thụ Yến sào chính của Yến sào Đức Cơ như sau:
- Kênh 1: Người nuôi Yến sào => Cơ sở sơ chế chế biến => các đại lý thu mua trong huyện, tỉnh.
Kênh tiêu thụ này được thực hiện bởi các xưởng nhỏ. Do quá trình chế biến còn thô sơ, chưa đảm bảo chất lượng nên sản phẩm chỉ được bán ở trong huyện, tỉnh.
- Kênh 2: Người nuôi Yến sào => Cơ sở sơ chế chế biến => các đại lý thu mua trong và ngoài tỉnh.
Kênh tiêu thụ này được thực hiện bởi các công ty doanh nghiệp, tổ hợp chế biến lớn như doanh nghiệp Thủy Bình, Thiên Phú... Các doanh nghiệp này thu mua Yến sào của người dân trên địa bàn.
- Kênh 3: Người nuôi Yến sào => người tiêu thụ.
Kênh tiêu thụ này được thực hiện bởi các hộ gia đình nuôi Yến sào. Sau khi thu hoạch người dân tự sơ chế, chê biến và tự bảo quản. Sau đó Yến sào sẽ được bán tại nhà cho những người khách quen hoặc khách vãng lai.
-
- Thị trường xuất khẩu
Hiện nay thị trường xuất khẩu của Yến sào Đức Cơ chủ yếu là Trung Quốc và một số sản phẩm được tiêu thụ bằng đường xách tay đi các nước khác, tuy nhiên phía Trung Quốc cũng đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm đặc biệt lĩnh vực truy xuất nguồn gốc. Trong những năm tới khi sản lượng yến gia tăng ổn định cần có biện pháp để tuân thủ các quy định về chất lượng, xuất xứ, nguồn gốc để đảm bảo cho xuất khẩu.
Bên cạnh đó, cần hướng tới quản lý nhà yến theo mã định danh, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm tổ yến phục vụ cho xuất khẩu, chế biến sâu tổ yến để tăng giá trị sản phẩm, thành lập hội nuôi yến, tham gia Hiệp hội yến sào (huyện Đức Cơ đang hoàn thiện các thủ tục để thành lập Hiệp hội Yến sào Đức Cơ), tham gia sản phẩm OCOOP … nhằm phát triển bền vững, hướng đến xuất khẩu.
-
- Tình hình quảng bá, giới thiệu sản phẩm Yến sào Đức Cơ
Với tiềm năng, lợi thế trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện biên giới Đức Cơ được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm và tiến tới đầu tư.
Ngày 24/1/2024, UBND huyện Đức Cơ tổ chức “Hội nghị xúc tiến đầu tư và kết nối tiêu thu sản phẩm năm 2024”. Hội nghị nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế của huyện Đức Cơ đến các nhà đầu tư trong và ngoài huyện. Thông qua đó, tạo cơ hội việc làm, kết nối sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ; đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
Ông Vũ Mạnh Định, Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ cho biết, với lợi thế về nông nghiệp, huyện Đức Cơ có diện tích đất sản xuất rộng lớn và màu mỡ, khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt là các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả nhiệt đới hiện đang có diện tích và sản lượng lớn của tỉnh Gia Lai như: cây cao su 13.000ha, cây điều 26.000ha, cây cà phê 9.000ha, sầu riêng gần 1.000ha.
Trong khi đó, lĩnh vực chăn nuôi của huyện cũng phát triển ổn định với các mô hình trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung theo quy mô vừa, lớn. Đặc biệt là nghề nuôi chim yến đang hình thành và phát triển nhanh về số lượng cũng như sản lượng, chất lượng khai thác hàng năm. Ngoài ra, trên địa bàn huyện đã có 27 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 4 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 23 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao.
Ông Nguyễn Văn Thịnh, Tổng Giám đốc Nhà máy yến sào NestGia, Công ty TNHH Dược Phú Thành cho biết, Gia Lai có rất nhiều tiềm năng phát triển chim yến nhưng lại không có nhiều người biết đến. Trong đó, huyện Đức Cơ nằm ở khu vực biên giới và đã nuôi được rất nhiều chim yến.
“Là đơn vị chế biến tổ yến để xuất khẩu ra nước ngoài, chúng tôi mong muốn thông qua hội nghị có thể kết nối được với nhiều người nuôi chim yến để tiêu thụ nâng cao giá trị xuất khẩu từ tổ yến trên địa bàn”, ông Thịnh chia sẻ.
Cũng đánh giá cao về tiềm năng nghề nuôi chim yến, ông Nguyễn Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam cho biết, nghề nuôi chim yến đang rất phát triển ở một số huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, nuôi chim yến vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, không tập trung phát triển quy mô lớn, đủ sản lượng để xuất khẩu. “Chúng tôi đã làm việc với Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai thành lập Hiệp hội yến sào để thông qua đó đẩy mạnh phát triển lĩnh vực này bền vững hơn”, ông Dũng chia sẻ.
-
- Chiến lược phát triển và khai thác thị trường các sản phẩm Yến sào Đức Cơ
Trên thực tế, tiềm năng và triển vọng phát triển nghề nuôi chim yến ở Đức Cơ rất lớn. Nghề nuôi yến tạo việc làm, thu nhập đáng kể cho người dân và địa phương, đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái. Tuy nhiên, không phải địa phương nào, vùng nào cũng có thể phát triển nghề nuôi chim yến. Phát triển nghề nuôi chim yến cần có quy hoạch vùng, có những giải pháp đồng bộ về công tác quản lý để có thể phát triển bền vững. Theo đó, cần thực hiện các chính sách đầu tư phát triển nghề nuôi chim yến; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phát triển nghề nuôi chim yến; có chính sách bảo vệ môi trường sinh thái, tạo nguồn thức ăn cho chim yến và nâng cao chất lượng sản phẩm; từ đó định vị thương hiệu, bảo đảm vị thế cạnh tranh của sản phẩm yến sào Đức Cơ trên thương trường.
Bên cạnh những yếu tố trên, cần định hướng, phát triển vùng kiếm ăn cho chim yến; phục hồi và phát triển diện tích trồng rừng, kết hợp trồng mới hằng năm; tăng cường trồng các loại cây dẫn dụ côn trùng xung quanh nhà yến và khu vực lân cận cơ sở nuôi chim yến. Mặt khác, cần chú trọng tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ nguồn tài nguyên chim yến, nhất là sự quan tâm của cộng đồng đến hệ sinh thái rừng để phát triển nguồn thức ăn cho chim yến. Đặc biệt, phải đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng khoa học kỹ thuật trong phòng trừ dịch bệnh, nâng cao công nghệ bảo quản và chế biến các sản phẩm sau thu hoạch từ tổ yến, nâng cao chất lượng sản phẩm để có đủ sức cạnh tranh với thị trường trong nước.
Để yến sào Đức Cơ có sức cạnh tranh lớn trên thương trường trong nước và quốc tế, phát triển thị trường phải gắn với đổi mới khoa học công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm từ tổ yến. Đó là việc phát triển sản xuất theo chuỗi sản phẩm, gắn kết các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, trong đó các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, tiêu thụ giữ vai trò quan trọng định hướng đặt hàng, tiêu chuẩn nguyên liệu, hỗ trợ sản xuất, nhằm phát huy thế mạnh liên kết, làm tiền đề để thúc đẩy tốc độ phát triển nhanh và hiệu quả nghề nuôi chim yến. Bên cạnh đó, phải thường xuyên tổ chức, giới thiệu, quảng bá thương hiệu qua các hội chợ, triển lãm thương mại trong nước. Có như vậy, các sản phẩm yến sào của Đức Cơ mới vươn xa, vươn rộng ra thị trường trong và ngoài nước.