1. Kiểm tra chất lượng tổ yến

Tổ yến sau khi được khai thác, được vận chuyển cẩn thận về cơ sở sản xuất để hạn chế nứt vỡ do di chuyển. Tại đây, cơ sở sản xuất bắt đầu tiến hành phân loại yến thô.

Quá trình phân loại dựa trên các tiêu chí từ đơn giản đến phức tạp. Phân loại yến theo độ dày, màu sắc của yến là những công đoạn đơn giản, thực hiện nhanh chóng. Sau đó đến bước phân loại dựa vào lượng tạp chất có trong tổ yến. Quá trình này cần sự quan sát tỉ mỉ và sự tinh ý khi quan sát các thành phần có trên tổ yến. Sau khi xong bước phân loại, tổ yến được lưu trữ trong kho.

2. Làm sạch tổ yến

Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong trạng thái nhiều dinh dưỡng nhất, quy trình sản xuất yến sào cần đảm bảo theo đúng an toàn vệ sinh và tiêu chuẩn của ngành yến. Bước làm sạch tổ yến và chuẩn bị sơ chế đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tiêu chí này. Bởi tổ yến được làm sạch kỹ thì sẽ đơn giản hoá quá trình loại bỏ tạp chất về sau và hạn chế hao hụt dưỡng chất của thành phẩm.

Hình 1: Sản phẩm Yến sào Đức Cơ

2.1.Sơ chế tổ yến

Sau khi được làm sạch sơ, quy trình sản xuất tổ yến bước vào giai đoạn kỳ công nhất. Yến sào thô được ngâm trong nước lạnh cho đến khi sợi yến tơi ra và mềm hơn. Tuỳ vào độ khô và độ dày của sợi yến mà thời gian ngâm kéo dài tương ứng. Ở bước này, yến chỉ được ngâm bằng nước lạnh vì nước nóng sẽ làm sợi yến bị tan ra, hao hụt rất nhiều về cả lượng yến và lượng dưỡng chất.

Để loại bỏ lông chim, yến được sàng qua nước và rây lọc nhiều lần. Sau đó các sợi lông chim không loại bỏ được bằng lọc qua rây thì phải nhặt thủ công. Vì thế, bước lọc yến qua rây cần được thực hiện kỹ lưỡng. Để việc lọc hiệu quả, yến cần được ngâm đủ tới để đạt độ nở vừa phải. Lông chim và tạp chất mới có thể dễ dàng trôi theo nước đi ra ngoài.

2.2. Loại bỏ tạp chất và làm sạch yến sào

Trong quy trình sản xuất yến sào, bước này đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì nhất. Sau khi được sơ chế, người làm yến tiến hành loại bỏ tạp chất thủ công. Từng chiếc lông tơ nhỏ đến các loại cặn, bụi đều được yêu cầu gắp sạch khỏi sợi yến nhằm đảm bảo chất lượng và hương vị yến tốt nhất.

Yến được chia thành từng nhúm nhỏ. Sau đó rải thành lớp mỏng để dễ dàng nhìn thấy lông tơ và tạp chất. Người làm yến dùng nhíp chuyên dụng để nhặt từng sợi lông loại bỏ khỏi yến. Một chén nước được chuẩn bị, đặt bên cạnh để làm sạch nhíp sau mỗi lần loại bỏ lông.

2.3. Ép khuôn và sấy khô

Để cung cấp ra thị trường, yến cần được sấy khô và ép thành khuôn.

Sau khi làm sạch, yến được mang đi ép vào khuôn để tạo thành tổ như hình dạng ban đầu. Đó là lý do tai yến tinh chế thường nguyên vẹn, không bị sứt mẻ. Còn yến thô hoặc yến sơ chế do giữ nguyên dạng tổ nên thường không nguyên vẹn. Sau khi đã ép thành tai, tổ yến được sấy khô. Quá trình sấy khô kéo dài trong vòng 12 đến 19 tiếng. Nhiệt độ sấy không quán 75 độ C. Nhờ vậy mà hương vị và dưỡng chất của tổ yến ít bị hao hụt.

Thông thường, 130-150 gram yến tổ sẽ chế biến được 100 gram yến sạch, tương ứng với 15-16 tổ yến khô cung cấp ra thị trường.

Quá trình lưu trữ yến cũng là khâu quan trọng trong quy trình sản xuất yến sào. Yến khô cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Quá trình bảo quản cũng cần tránh nơi hầm nóng phòng vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Yến khô nên được sử dụng tốt nhất trong vòng 2 – 3 năm sau ngày sản xuất để đảm bảo an toàn và lượng dinh dưỡng ổn định.

Hình 2: Dụng cụ ép và máy sấy yến quy mô hộ gia đình