Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp nuôi chim yến
Việc nuôi chim yến có thành công, hay thất bại trước tiên cần chú ý điều điều đầu tiên quan trọng chính là điều kiện môi trường nuôi chim yến có thích hợp hay không.
Môi trường chim yến sống có độ ẩm cao từ 75-90% và ổn định. Nhiệt độ phù hợp từ 27- 32 độ C. Các dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm giúp chúng ta xác định chính xác các thông số này. Ánh sáng 0,2-0,6 Lux.
Xây nhà yến chiều cao tốt thì độ thoáng của nhà yến sẽ đạt tiêu chuẩn. Hướng nhà nên hướng hứng gió thì tạo được luồng đối lưu không khí giúp nhà mát không bị hanh.
Nhiệt độ: không được quá xa cách với nhiệt độ tự nhiên ví dụ: nhiệt độ ngoài trời 20-25 độ thì nhiệt độ nhà yến nên tầm 27 độ thì chim yến bay ra vào sẽ không bị sốc nhiệt. Ngược lại với nhiệt độ ngoài trời 34-35 độ thì trong nhà cũng nên 30 31 độ. Đặc biệt nhiệt độ trong nhà không được thay đổi quá 3 đơn vị bất kể thời tiết )
Độ ẩm: 75-90% tương tự nhiên độ và không được thay đổi quá 3 đơn vị bất kể thời tiết.
Khí: Gió trao đổi thoáng vừa đủ nhưng không thổi ù ù đặc biệt không thay đổi quá mạnh vào những ngày gió mạnh, giông, mưa to….
1. Kỹ thuật dẫn dụ và nuôi yến
Không phải ai cũng nắm chắc kĩ thuật nuôi yến để đem đến thành công. Ngoài tiền đầu tư rất lớn, kĩ thuật nuôi yến khá phức tạp cần lưu ý như kĩ thuật xây nhà cho yến, vị trí nhà yến, giờ mở loa, loại loa, âm lượng, âm thanh trong và ngoài nhà, cách bố trí hệ thống phun sương… Kĩ thuật trồng cây quanh nhà… Do vậy, muốn thành công, cần nắm vững các bí quyết, kiên trì và thực sự đam mê, hứng thú..
Nuôi yến trong nhà là một nghề đòi hỏi người nuôi phải có kĩ thuật nuôi yến thuần thục, áp dụng công nghệ tiên tiến, cũng như kinh nghiệm quý báu. Cần dẫn dụ yến ổn định vào tổ bằng cách sử dụng các loại âm thanh khác nhau, cần cải tiến các loại loa để có thể phát ra tiếng chim lan xa dẫn dụ chim.
|
||
Hình 1: Chim yến sau khi được dẫn dụ và làm tổ sinh sản |
|
2. Kỹ thuật nuôi chim yến sinh sản
Để có kĩ thuật nuôi yến thành công cần nắm vững đặc tính sinh sản của yến. Đặc điểm sinh thái của chim yến là sinh sản theo mùa. Thời gian sinh sản vào khoảng giữa tháng 1, chim bắt đầu xây tổ. Khoảng giữa và cuối tháng 3 chúng bắt đầu đẻ trứng. Tập tính của loài này có điểm đặc biệt là chim yến đực và cái cùng nhau làm tổ, cùng nhau ấp và nuôi chim con, sinh sống với nhau khá ổn định.
Khi chim yến được 8-10 tháng, chúng thành thục và bắt đầu đẻ trứng. Chim sẽ xây tổ khoảng từ 30-80 ngày, giao cấu và đẻ trứng trong vòng 5-8 ngày. Thời gian chúng ấp trứng là 23-30 ngày. Từ khi trứng nở đến lúc chim non bay khỏi tổ trong vòng trên dưới 40 ngày.
Trong nhà yến, chim tự ấp nở trung bình mỗi cặp chim đẻ khoảng 3 lần. Chu kì sinh sản 3-4 tháng.
3. Phòng bệnh cho chim yến
Trong kỹ thuật nuôi chim yến, việc phòng bệnh cho chim là vô cùng cần thiết. Các căn bệnh thường gặp nhất là chân bị đỏ và sưng tấy. Nguyên nhân do ít vận động hoặc do gen di truyền hay kí sinh trùng như ve, mạt, rệp tấn công. Bệnh này sẽ khiến cho chim bị suy dinh dưỡng.
Nếu thấy chim khi đứng co một chân lên thì bệnh đã trở nặng, rất nhạy cảm với tác nhân bên ngoài. Nếu vết xước nhỏ thôi thì có thể sát khuẩn bằng các loại thuốc sát trùng quen thuộc như cồn, oxy già… Nếu vết thương chảy máu thì cần sử dụng chế phẩm để cầm máu.
4. Kỹ thuật thu hoạch tổ yến
1.1. Số lần thu hoạch
Thông thường một năm chúng ta có thể thu hoạch 3-4 lần tổ yến, cụ thể:
Thu hoạch trong trường hợp số lượng chim yến quá nhiều không còn nâng đàn được nữa: chim yến làm tổ đã xong, sẵn sàng để chim đẻ trứng, nhưng chưa có trứng. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp cưỡng đoạt (trộm tổ). Tổ không đạt chất lượng như tổ đủ ngày tháng.
Thu hoạch trong trường hợp nâng đàn (nhà yến mới xây): Khi thu hoạch tổ yến cần phải thực hiện đúng phương pháp, chi tiết và chắc chắn để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến đàn yến và không làm cho chim cảm thấy mất yên tĩnh và bỏ đi.
- 2. Thời điểm thu hoạch tổ yến
- Trước khi chim yến đẻ trứng:
Thu hoạch ở thời điểm này là cách làm được ưa chuộng nhất bởi vì khi lấy tổ yến tại thời điểm này, tổ yến là sạch sẽ nhất, không bị nhiều bụi bẩn, phân hay lông yến. Giá trị tổ yến mang lại cũng là cao nhất vì thời gian xử lý ngắn do tổ yến đã sạch sẵn rồi. Khi chim yến phát hiện ra là bị mất tổ thì sẽ lập tức xây lại tổ mới.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm đó là trọng lượng tổ yến thu được nhẹ hơn vì lượng nước dãi của chim yến là ít. Và sức khỏe của chim yến sẽ bị ảnh hưởng vì chúng phải mất sức xây lại tổ mới, đặc biệt là những con chim yến Mái đang chuẩn bị đẻ mà lại không có tổ để đẻ.
- Thu hoạch khi yến đẻ 2 cái trứng:
Hình 2: Thời điểm thu hoạch tổ yến
Thời điểm thích hợp để thu hoạch tổ yến tiếp theo đó là khi bạn thấy trong tổ yến có 2 cái trứng rồi thì bạn tiến hành lấy tổ yến. Nên nhớ là khi nào thấy 2 cái trứng thì mới thu hoạch chứ không được thu hoạch khi trong tổ mới có 1 trứng bởi vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến chim yến mẹ, gây nhiều rắc rối cho chim yến mẹ.
Thu hoạch tại thời điểm này có lợi là tổ yến lúc này đã hoàn thành đầy đủ về cấu trúc, tổ yến dày hơn và đạt chất lượng cao hơn.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là số lượng chim yến trong nhà nuôi sẽ bị giảm đi do không có trứng nở đẻ ra những con chim yến non.
- Thu hoạch tổ yến sau khi chim yến non rời tổ:
Cách thứ ba trong phương pháp thu hoạch tổ yến đó là lấy tổ yến khi chim non đã rời tổ. Với cách này thì bạn sẽ được lợi là số lượng tổ yến sẽ tăng lên nhiều lần do chim non rời tổ sẽ ở lại trong nhà và tiếp tục xây tổ mới.
Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là chất lượng tổ yến thu được không sạch mà có nhiều tạp chất, lông yến…cần phải qua nhiều khâu xử lý nên có thể giá trị dinh dưỡng có trong tổ yến sẽ bị giảm đi.
Có thể thấy rằng mỗi phương pháp thu hoạch thì đều có những ưu, nhược điểm riêng. Để mang lại hiệu quả cao nhất thì bạn nên thử từng phương pháp một xem cách nào phù hợp và cho hiệu quả cao nhất hoặc bạn có thể kết hợp 3 phương pháp lại với nhau.
- 3. Một số lưu ý trong quá trình thu hoạch tổ yến
- Thời gian chính xác nhất để thu hoạch tổ yến là 9h00 -15h00, đó là lúc đi kiếm mồi. Tránh thu hoạch vào lúc chim đang nghỉ vì sẽ làm xáo trộn cuộc sống của chim.
- Thời điểm thu hoạch cũng là lúc kiểm tra và loại bỏ các yếu tố gây hại đối với chim.
- Để cho tổ chim yến không bị gãy thì trước khi lấy đi thì phải phun nước trước, xung quanh chỗ tổ gắn vào xà thanh gổ. Tiếp đến dùng dao mỏng để gạt hớt nó.
- Thời gian lấy tổ và sự phân bố của các tổ lấy đi đều cần phải chú ý, làm sao để chim không bối rối và có thể giúp nó làm tổ trở lại lúc ban đầu